Pair of Vintage Old School Fru

=>Truyen dan gian
Thi ngũ quả
Là người cưỡi đầu cưỡi cổ thiên hạ, chúa Trịnh tha hồ bày ra những trò du hí để được chơi bời thỏa thích. Một trong những thú chơi đó là trò thi “mâm ngũ quả” hàng năm vào dịp rằm trung thu.

Nhà chúa đặt giải thưởng cho ai có được mâm ngũ quả đẹp nhất, quí nhất, ngon lành nhất và lạ nhất. Các gia đình quyền quí và giàu có trong thành Thăng Long đua nhau sắm những mâm ngũ quả cực kỳ đắt tiền để mong đoạt giải, khoe sang với thiên hạ.

Trạng Quỳnh thấy thiên hạ náo nức dự thi, cũng tuyên bố với mọi người:

- Năm nay tôi sẽ dự thi cho mà coi! Tôi đã trượt kỳ thi Hội, nhưng nhất định thi ngũ quả thì tôi sẽ chiếm giải, cho thiên hạ lác mắt một phen!

Trong khi ai nấy đều kỳ công sắm những thứ trái cây quí nhất trong nước như đào mận Lạng Sơn, hồng Hạc Trì, nhãn lồng Sơn Nam (Hưng Yên), vải thiều Hải Dương, cam Nghệ An... thì Trạng Quỳnh lại mang thi bằng một bức tranh thiếu nữ khỏa thân.

Chúa và bà chính cung cùng xem bức tranh lạ lùng và chất vấn:

- Bức tranh này mà trạng dám bảo là mâm ngũ quả ư?

Trạng Quỳnh gật gù mỉm cười:

- Chúa thượng không nhận ra mâm ngũ quả thật sao? Này nhé: (Chỉ vào đầu thiếu nữ) đây không phải là một trái bưởi đẹp vào bậc nhất hay sao? (Lại chỉ vào đôi mắt) Đây không phải một chùm gồm hai quả nhãn lồng Sơn Nam hay sao? (Lại chỉ vào bộ ngực trần nõn nà) Đây không phải là một cặp đào tơ Lạng Sơn thứ thượng thặng hay sao? (Chỉ vào đôi bàn tay búp măng) Còn đây chẳng phải hai trái phật thủ cực quí hay sao? (Rồi chỉ vào chỗ hấp dẫn nhất mà nhà Chúa nãy giờ cứ nhìn chằm chằm vào đó) Còn đây không phải là một múi mít thơm ngon nhất trần đời hay sao?

Vừa nghe trạng giảng giải, nhà chúa vừa say mắt ngắm đủ “ngũ quả” và ngài cứ nuốt nước miếng ừng ực, lòng ngài rạo rực, y như thể ngài bị 5 thứ quả kỳ diệu kia hớp mất hồn vía. Bà chính cung đứng bên cạnh đưa mắt lườm ngài mấy lần, ngài cũng thây kệ. Đoạn ngài phán:

- Giá mâm ngũ quả của khanh mà là thật thì ta chấm giải nhất cho khanh, không còn phải đắn đo gì nữa!

Quỳnh can ngay:

- Ấy, khải chúa thượng! Sở dĩ mâm ngũ quả này được thần chọn dự thi là vì nó không bao giờ tàn úa lạt phai. Chứ nếu nó là thật thì bất quá chúa thượng chỉ thích nó được 2 ngày là cùng!

Chúa chợt nhớ lại những thứ “ngũ quả” mà ngài đã được nếm và nếm rồi thì chán, ngài liền so chúng với người thiếu nữ mơn mởn xuân xanh trong tranh và quả thật ngài cảm thấy nàng thiếu nữ này có sức hấp dẫn hơn hẳn. Nàng nằm phơi tấm thân nõn nường ở đó, nhưng ngay cả chúa nữa cũng không tài nào chiếm đoạt nổi nàng, mà chỉ có thể chiêm ngưỡng bằng mắt để tưởng tượng và mơ ước mà thôi! Chúa cả cười, vỗ đùi kêu lên:

- Ta chịu khanh nói chí lý! Chí lý!

Ý chúa là ý Trời, năm ấy mâm ngũ quả của Trạng Quỳnh chiếm giải nhất. Bàn dân thiên hạ biết chuyện đều bái phục trí tuệ siêu quần của trạng và lấy làm xấu hổ cho cái đầu óc bã đậu thô thiển của mình.

Trạng Lợn xem bói
Chung Nhi đến kinh, mở một ngôi hàng xem bói. Thế nào lại gặp hai ông bạn đồng hành khi trước vào nhờ xem một quẻ. Ba người gặp nhau vui mừng khôn xiết. Hai người bạn kia liền bảo Chung Nhi gieo cho một quẻ xem phận rồng mây phen này thế nào. Chung Nhi khấn khứa, xem quẻ rồi đoán:

- Trong quẻ này Thánh dạy: “Quần long vô chủ” tất kỳ thi năm nay hoãn.

Thì ra mấy hôm trước, có hai vị quan đến xem bói nói chuyện riêng với nhau để lộ ra. Chung Nhi nghe lỏm được nên mới dám đoán già như thế. Hai người bạn, tuy biết tài Chung Nhi nhưng trong lòng thì chưa tin lắm, còn những người xem bói khác thì hoàn toàn bảo lão thầy bói nói láo. Khi sắp đến kỳ thi, quả nhiên có giấy niêm yết báo hoãn. Ai nấy giật mình, cho Chung Nhi là bậc tiên tri. Từ đó tiếng đồn gần xa, khắp kinh kỳ rủ nhau đến xem bói đông nghìn nghịt...

Một hôm, quan Thượng thư bộ Binh lạc mất con thiên lý mã. Quan tiếc lắm, vì là con ngựa rất quý. Nghe đồn có thầy bói giỏi, quan sai cho gọi Chung Nhi vào dinh. Nằm trong dinh quan Thượng, được cung phụng đầy đủ mọi thứ, nhưng Chung Nhi lo lắm, ăn không ngon, ngủ không yên giấc, trằn trọc suốt đêm, bụng luôn nghĩ đến chuyện mất ngựa. Bất giác Chung Nhi nhớ đến mấy câu trong “Tam tự kinh” học hồi còn nhỏ, liền ngâm to lên cho khuây khỏa: “Mã ngưu dương, thử lục súc, nhân sở tự...”.

Chẳng dè tên lính hầu trong dinh đúng là tên trộm ngựa. Khi mới nghe tin quan Thượng mời Chung Nhi vào, hắn đã lo, nên ngày đêm lai vãng gần đó để nghe ngóng. Đêm hôm ấy, hắn chui xuống gầm giường Chung Nhi nằm, xem động tĩnh ra sao, đương hồi hộp đợi chờ, bỗng nghe thấy Chung Nhi đọc vanh vách nào là “mã” với “tự”. “Mã” là ngựa, còn “tự” thì đúng là tên hắn. Hắn sợ quá, cho là Chung Nhi đã hô đích danh mình rồi, bèn lóp ngóp bò ra khỏi gầm giường, vừa vái vừa kêu, xin khai hết sự thật, nhưng xin Chung Nhi đừng nói rõ tên với quan Thượng. Chung Nhi được thể, thét bảo:

- Ừ, mày lấy trộm ngựa ngày nào, giờ nào, bây giờ giấu ngựa ở đâu? Muốn sống khai ra ngay, không tao hô lên tất cả đến đây thì khó mà cứu vãn đó!

Tên ăn trộm khai hết đầu đuôi. Hôm sau, Chung Nhi vào hầu quan Thượng, giả cách khấn khứa gieo quẻ, rồi cứ lời tên kẻ trộm khai mà nói ra vanh vách. Quan cho người đến tận nơi, quả thấy ngựa quý, mừng lắm, thưởng cho Chung Nhi rất nhiều vàng bạc. Từ đó, tiếng tăm Chung Nhi càng lừng lẫy, ai ai cũng gọi chàng là Trạng.. bói!!!

Mày để cho nó một chút
Xưa, có một anh học trò nghèo rất thông minh, thuê một căn nhà ở trọ trong phố. Đối diện với nhà anh là nhà một bà cụ chuyên nghề quay tơ, có một cô con gái út rất nết na thùy mị, chăm việc bếp núc.

Bà cụ thường đe bọn thanh niên hàng xóm: - Có già ở đây, bọn bây đừng hòng léng phéng đến con út.

Một ngày kia. Lúc bà cụ đang quay tơ, cô út nấu ăn dưới bếp, anh học trò cầm một cái chén nhỏ xíu sang nhà bà cụ: - Thưa bác, hôm nay cháu nấu ăn quên mua nước mắm, bác cho cháu xin một muỗng.

Thấy anh học trò ăn nói dễ thương nên bà cụ cũng dễ dãi: - Ừ con cứ xuống bếp nói con út đưa cho.

Anh học trò đi xuống bếp, giấu cái chén tỉnh bơ: - Cô út, bác nói cô cho tôi... nắm tay cô một chút.

Cô út sợ quá la toáng lên: - Má ơi! Anh này ảnh kêu...

- Thì mày để cho nó một chút. Có mất cái gì đâu!

Cô Út đành đứng im cho anh nắm tay. 3 bữa sau, anh học trò lại sang: - Thưa bác, cho con xin một củ hành nhỏ.

- Con cứ xuống bếp nói con Út đưa cho.

Anh ta lại xuống bếp: - Cô Út, bác nói cô cho tui hun cô một cái.

Cô Út la lớn: - Má ơi! Anh này ảnh đòi...

- Thì mày cứ để cho nó một chút...

Cô Út đành để cho anh ta hun. Cứ thế khi thì hạt tiêu, trái ớt, khi thì muỗng muối, hạt đường, cô Út cứ đành phải “cho một chút...". Một thời gian sau, anh ta đã được ở... rể nhà bà cụ.

Điếc... cả làng
Hai ông bà điếc sanh đặng một đứa con gái cũng điếc, rầu mình vô phước, phần mình già cả chẳng nói làm gì, còn con mình tật nguyền điếc lác biết gởi cho ai để gởi thân cho nó nhờ? Mà nghĩ lại mình cũng lớn ruộng nhiều trâu thế cũng có khi có rể.

Vậy, thấy có một đứa con trai lịch sự cách xa vài làng, năng vô ra tới lui trong làng thì kêu nó mà gả, chẳng ngờ nó cũng điếc. Cưới hỏi xong xạ, nó về ở với cha mẹ vợ, cha biểu đứa con gái nói nó ra coi cày bừa đám ruộng ở bên lề đường. Nó nghe liền vác cày ra cày. Có ông quan đi ngang qua đó, mà là quan kinh mới nhậm đứng lại hỏi thăm nó đường đi vô dinh quan phủ. Nó chẳng lành thì chớ, điếc nghe không rõ, tưởng ông quở nó cày sao cày bậy ruộng ông chăng ; nên vọt miệng mắng: “Ruộng tôi tôi cày, sao ông nói ruộng của ông? Ông này ngang quá ghẹ đi cà!”.

Ông quan thấy nó dễ ngươi thì biểu quân rượt đánh nó. Nó đâm đầu chạy về nhà, vợ nó đang ngồi nấu cơm trong bếp, nó đạp cho 2 - 3 đạp chúi vào trong bếp: “Ruộng nào, ở đâu mà mày chỉ bậy cho tao cày làm người ta đánh tao cờ bơ cờ bất, cũng là tại mày lếu”.

Con vợ kia nói: “Dữ không? Đợi một phút chờ người ta nấu dọn cho mà ăn không được à, làm gì bất nhơn làm vậy?”.

Kế thấy mẹ nó đi chợ leng teng bưng rổ về; con gái ra méc, nói sao chồng độc dữ quá đạp nó làm vậy. Bả thấy bộ nó giận quạu quọ thì ngờ nó nói sao mình đi chợ 5 tiền mà... ăn bánh ăn hàng đi hết đó. May đâu ổng đi tát đìa quảy vịt về, bả liền chạy ra nói: “Tôi ăn bánh ăn hàng ở đâu mà con nó nói thêm nói thừa cho tôi!”.

Ông nghe không rõ, tưởng bả nói sao mình bắt cá cho ai, thì mới nói: “Nào tôi có bắt cá cho ai đâu, đặng con nào bỏ vịt con nấy đem về mà nói cho ai? Có chứng lão cày một đó. Bà ra hỏi lão mà coi!”.

Nắm tay bả dắt ra ngoài đồng lại hỏi lão cày: “Chớ lão thấy tôi bắt cá mà cho ai không?”.

Chẳng may lão cày cũng lảng tai, tưởng là nói lão có khuấy chơi lấy quần giấu đi chăng (thấy ông đóng khố thì hiểu làm vậy) cho nên mới nói: “Nào! Tôi sớm mai tới giờ cứ cày hoài tôi có qua chi bển mà biết quần ông để đâu mà giấu? Ông già khéo nghi bậy không!”.

Phóng sinh
Một con chim sẻ bị chim ưng truy bắt, sợ hãi bay loạn, chui vào tay áo của một thầy tu. Thầy tu nắn nắn nó qua tay áo, nói:

- A Di Đà Phật, hôm nay đệ tử được xơi thịt đây!

Chim sẻ nhắm nghiền hai mắt nằm im. Thầy tu tưởng nó đã chết, vén tay áo xem, chim sẻ thừa cơ bay mất. Thầy tu liền nói:

- A Di Đà Phật, ta phóng sinh cho mày đó.



o O o


Sư cụ: "Làm người không được sát sinh, nếu kiếp này con giết trâu, kiếp sau con phải hóa thành trâu đền tội, kiếp này giết heo thì kiếp sau là heo, giết ruồi giết gián cũng thế!"

Đồ đệ: "Chà, hiểu rồi. Nếu con muốn kiếp sau làm người nữa, kiếp này con phải... giết người!"

Câu đối có chí khí
Ông huyện đi dọc đường, gặp thằng con nít đi học về, mới kêu mà ra câu hỏi rằng :

- Tự là chữ, cất dằn đầu, chữ tử là con, con nhà ai đó?

Ðứa học trò chí khí đối lại liền:

- Vu là chưng, cất ngang lưng, chữ đinh là đứa, đứa hỏi ta chi?

Ông huyện nghe biết đứa có chí khí, tức lắm mà không làm gì được.



o O o


Ở hạt nọ, có một tên nghị viên họ Lại, xây một cái sinh phần đẹp. Tên này giàu có vì làm nghề lái lợn và rất hống hách. Nhiều người ghét hắn. Một đêm, không rõ ai đã đề đôi câu đối sau ở sinh phần hắn:

- Rực rỡ mé đường Tây, kẻ lại người qua, ca tụng sinh phần quan lớn Lại (quan lái lợn).

- Vang lừng trong thân Bắc, trên kinh dưới rái, một lòng tôn trọng cụ trong dân (rận trong cu).

Rao làng
Ngày trước, dân ngụ cư là kẻ thấp kém nhất trong làng. Cho nên, đến Yên Lược, vừa dựng xong túp lều, Xiển bị bọn lý trưởng bắt ra làm mõ.

Một hôm, lý trưởng thấy một chị hàng bát ngồi ỉa ở cái bãi rậm đầu làng, liền bắt lấy gánh bát rồi sai Xiển đi mời "làng" ra đình chia phần. Xiển vâng vâng dạ dạ, vác mõ đi, cứ sau một hồi mõ "cốc cốc" lại rao:

- Chiềng làng chiềng chạ! lắng tai mà nge mõ rao: Cụ lý bắt được mụ hàng bát ỉa bậy đầu làng, mời "làng" mau ra đình mà chia phần!

Nghe nói chia phần, bao nhiêu chứ sắc, thân hào, vội vã kéo nhau ra đình. Ðến cổng đình, gặp Xiển, ai cũng nhao nhao hỏi:

- Chia phần gì thế mày?

- Con mẹ hàng bát ấy đâu rồi?

- Có nhiều không hả mày?

Xiển lễ phép đáp:

- Bẩm các cụ, con mẹ hàng bát ỉa bậy đầu làng. Dạ, nhiều lắm ạ, một đống to lù lù thế kia, có lẽ một cụ được đến vài ba bát chứ không ít đâu!

Vừa nói, Xiển vừa chỉ về phía hai cái sọt bát đang để ở hè đình.
Hâm cứt
Vì là dân ngụ cư, Xiển thường bị bọn cường hào trong làng chèn ép. Ðể trả thù, nhân một hôm cả bọn đang họp việc làng, chè chén cãi nhau ỏm tỏi, Xiển tìm một cái nồi vỡ, bỏ vào tít cứt người lẫn nước, đem đến chỗ đầu gió vừa đun vừa khuấy. Gió đưa mùi thối bay vào chỗ bọn cường hào đang họp. Chúng không chịu được, chạy ra quát tháo ầm ĩ. Xiển xin lỗi và phân trần:

- Thưa các ông, nhà tôi có một ổ chó con trở chứng, đòi ăn cứt sốt, cho nên phải đun cho chúng một ít.

Lý trưởng trừng mắt hỏi:

- Ai bảo chú làm thế.

Xiển đáp:

- Thưa các ông, người ta thường nói: "Lau nhau như chó đau tranh cứt sốt". Thấy người ta nói như vậy thì tôi cũng làm như vậy thôi
Quan đấy
Năm nào cũng vậy, cứ gần tết Nguyên đán, viên tri phủ Hoàng Hóa cùng vợ đi chợ tết. Từ phủ ra chợ Bút Sơn rất gần, nhưng vốn tính hách dịch, quan phủ bắt lính cáng ra tận cổng chợ và mang theo hai cái lọng xanh che.

Hồi này, Xiển Bột hãy còn nhỏ, xong thấy cái oai rởm của quan thì ghét lắm. Xiển mang một con chó con đi chợ, nhưng không bán, cứ ôm ở trước bụng, lúc thì chen đi trước quan, lúc thì lùi lại đi sau quan. Thấy Xiển mang chó, ai cũng tưởng Xiển mới mua, liên hỏi:

- Chó bao nhiêu?

Xiển trả lời: - Quan đấy!

Quan phủ biết thằng bé ôm chó chửi xỏ mình, cho lính bắt lại hỏi:

- Ai xui mày ăn nói như thế?

Xiển đáp:

- Bẩm quan, nhà con muốn nuôi mọt con chó con để dọn cứt cho em, nên bố mẹ con bảo con đi mua.

Quan hỏi: - Mày là con cái nhà ai?

Xiển trả lời: - Bẩm con là chắt cụ Trạng Quỳnh ạ!

Quan nghe nói Xiển là chắt cụ Trạng Quỳnh thì có ý gờm, nhưng chưa tin lắm.

- Ðã là chắt cụ Trạng tất phải hay chữ. Thế mày có đi học không?

Xiển đáp: - Bẩm quan, con là học trò giỏi nhất vùng này ạ, quan lớn không đi học nên không biết đó thôi.

Thấy Xiển vẫn tìm cách xỏ mình, quan nổi giận:

- Mày vô lễ! Nhưng đã nhận là học trò giỏi thì phải đối câu này. Hay tao tha tội. Dở tao đánh đòn.

Quan đọc: "Roi thất phân đánh đít mẹ học trò".

Xiển hỏi:

- Xin phép hỏi: "Roi" đối với "lọng" có được không ạ?

Quan đáp: - Ðược.

Xiển lại hỏi:

- Thế "đít" đối với "đầu", "mẹ" đối với "cha" có được không ạ?

Quan lại đáp: - Ðược!

Xiển toan hỏi nữa. Quan Quát: - Không được hỏi nữa. Ðối đi!

Xiển liền đối: "Lọng bát bông che đầu cha quan lớn!"

Không ngờ Xiển lại dám chửi mình một lần nữa, để chữa thẹn, quan lấy giọng bề trên mắng Xiển qua loa một vài câu, rồi quát bảo lính hầu sửa soạn ra về.

Chửi Án Tiêu
Bị chơi nhiều vố đau quá, quan huyện dò mãi mới biết là Xiển, tức quá, nhưng có muốn gây chuyện cũng không được vì ông là người khác huyện. Lão huyện bèn đem chuyện ấy nói lại với Án Tiêu và tỏ ý nhờ quan thầy trả thù hộ.

Lần ấy, Án Tiêu về quê ngoại là làng Yên Lược ăn giỗ. Lão bắt dân làng phải dọn dẹp đường sá sạch sẽ, mang cờ quạt đón rước thật long trọng. Sáng sơm mai, Án Tiêu mới về thì chiều nay đường làng đã được quét sạch như chùi, cây cối hai bên đường phát quang cả.

Gà gáy, Xiển dậy lấy cứt chó đem ra đường cái, cứ cách một quãng bỏ một bãi, bãi nào cũng cắm một quả ớt lớn (Thanh Hoá gọi ớt là hạt tiêu). Sáng ra, khi mọi người kính cẩn đón rước án Tiêu, Xiển vác cờ đi trước, cứ hễ trông thấy bãi cứt có cắm quả hạt tiêu, ông lại chửi: "Tổ cha đứa nào ỉa ra tiêu". Án Tiêu nằm trong cáng nghe tiếng chửi, biết là Xiển chửi mình nhưng không đủ lý do để bắt bẻ, đành gọi bọn lý hương lại, quở trách không chịu đôn đốc dân phu quét dọn đường sá cho sạch và bảo chúng truyền lệnh rằng: "Quan huyện trong người khó ở, mọi người không được to tiếng, ồn ào!"
Sao chưa mời tôi ăn?
Một người bị đau bụng mà không thể đi đại tiện được, bèn đến gặp thầy lang nhờ chữa trị. Anh ta hứa với thầy lang là khi nào được chữa khỏi sẽ mời ông một bữa thịnh soạn. Thầy lang tin lời và bốc thuốc cho anh ta. Sau mấy ngày uống thuốc thì anh này khỏi bệnh và đi đại tiện bình thường được, nhưng tính ki bo nên muốn nuốt lời về bữa cơm, nên khi nào ông thầy lang hỏi thì cứ nói là chưa khỏi.

Ông thầy lang cũng đoán được là anh ta nói dối, bực lắm, bèn quyết định rình bắt quả tang. Một lần thấy anh ta lại đi ra đồng đại tiện, ông thầy lang liền bám theo. Khi anh này vừa đi xong đang kéo quần lên thì ngay lập tức ông thầy lang từ trong bụi cây chạy ra, một tay nắm tay anh ta, một tay chỉ vào đống phân mà quát:

- Anh thật là kẻ tham lam tráo trở. Ðã đi được một đống lù lù thế này, sao còn chưa mời tôi ăn hả?


Sợ vợ
Có anh nọ xưa nay rất là sợ vợ. Vợ nó quát tháo thế nào, anh ta cũng ngậm miệng, không dám cãi một lời. Anh ta đi đánh bạc, mãi xẩm tối mới về. Thổi cơm ăn xong, chị vợ ngồi chờ chồng mỏi mắt. Chị ta tức lắm. Khi anh chồng vừa mới ló mặt vào ngõ, chị ta đã chạy ra túm ngực lôi vào nhà, gầm rít.

Anh ta vừa gỡ tay vợ túm ngực, vừa kêu xin:

- Bỏ tôi ra! Tôi xin bu nó!

Chị vợ được thể càng làm già, túm luôn tóc ấn đầu anh ta xuống. Anh ta liền vung tay gạt ngã chị vợ, tát cho luôn chị vợ mấy cái, rồi trợn mắt, quát:

- Người ta đã sợ thì để cho người ta sợ chứ!

Sĩ diện
Một người nghèo nọ thường hay che đậy giấu giếm cảnh khổ. Lần kia gặp bạn, bạn mời đi ăn cơm. Ông ta ưỡn bụng từ chối: "Tớ vừa xơi thịt chó xong không nuốt nổi cơm đâu. Có điều uống vài cốc rượu thì được."

Vài cốc rượu xuống bụng xong anh ta say quá nên ọc hết đống thịt chó ban nãy ăn ở nhà ra.

Hôm sau, bạn hỏi ông ta: "Anh bảo là ăn thịt chó sao hôm qua lại ói ra cám. Thế nghĩa là sao?"

Người đó ngẫm nghĩ rồi chép miệng: "Có lẽ con chó đó ăn cám mà tớ không biết."
Đóng oản
Một thầy đồ ngồi dạy học ở nhà kia. Trong nhà có người ốm. Chủ nhà chạy mời thầy cúng mãi không được, phải nhờ thầy đồ cúng hộ. Cúng thì phải có hương vàng, oản, chuối. Chọn được ngày lành rồi, đêm đến, chủ nhà hỏi:

- Thưa thầy phải đóng bao nhiêu oản?

Thầy vốn tham ăn, bảo:

- Ra ngoài trời đếm được bao nhiêu sao thì đóng bấy nhiêu oản!

Không ngờ hôm ấy trời đầy mây, chủ nhà ngó một hồi vào thưa: "Trời tối quá, thưa thầy chỉ thấy có một ngôi sao thôi ạ!".

Thầy giật mình, nhưng nhanh trí bảo:

- Ừ thì đóng một oản, nhưng lấy cái mủng mà đóng nhé!
Hổ phụ sinh hổ tử
Hai cha con nhà kia đều nóng nảy ngang ngạnh, không nhường nhịn ai chút nào. Một hôm, nhà có khách, người cha sai con vào thành mua thịt về nhắm rượu. Người con mua miếng thịt ngon đem về, vừa sắp ra khỏi cổng thành, bỗng đụng ngay một người từ ngoài thành vào, hai người không ai chịu nhường đường đi, cùng ưỡn ngực nghênh nhau chắn ngang lối đi.

Ở nhà chờ lâu không thấy, người cha đi tìm con. Đến nơi, thấy tình hình như vậy liền bảo:

- Con hãy cầm thịt về trước làm cơm mời khách xơi, để cha ở đây cùng y đứng nghênh nhau tiếp
Tri kỷ
Một ông quan võ tính thích thơ nôm. Ở bên cạnh nhà, có một anh chỉ khéo tán ăn. Hễ làm được một bài thơ nào, ông quan võ thường gọi anh ta sang đọc cho nghe, anh ta tán tụng khen hay. Thế là lại cho ăn uống. Một hôm, quan cho gọi anh ta sang chơi. Lúc ngồi ăn nói:

- Tôi mới làm được một cái chuồng chim ở sau vườn, nhân nghĩ được một bài tứ tuyệt, đọc bác nghe xem có được không?

- Dạ, xin ngài cứ đọc.

Ông quan võ vừa gật gù vừa ngâm:

Bốn cột chênh vênh đứng giữa trời,
Ðứa thì bay bổng đứa bay khơi.
Ngày sau nó đẻ ra con cháu
Nướng chả băm viên, đánh chén chơi.

Anh kia nức nở khen:

- Hay lắm, xin ngài đọc lại từng câu cho được thưởng thức hết cái hay của bài thơ.

Quan đọc lại:

Bốn cột chênh vênh đứng giữa trời

Anh kia tán:

- Hay! Tôi nghiệm như câu này, có lẽ ngài sẽ làm đến quan tứ trụ triều đình.

Quan lại đọc:

Ðứa thì bay bổng đứa bay khơi

Anh kia tán:

- Ngài còn thăng quan chưa biết đến đâu!

Quan đọc đến câu:

Ngày sau nó đẻ ra con cháu

Anh kia tán:

- Hay tuyệt! Con cháu ngài còn là vô số.

Quan tiếp :

Nướng chả băm viên đánh chén chơi!

Anh kia ngập ngừng rồi lại khen:

- Hay quá! Cảnh ngài về sau tha hồ mà phong lưu, phú quí.

Ông quan võ, mũi nở bằng cái thúng, đắc chí, rung đùi, rót rượu mời anh kia và bảo:

- Thơ tôi được cái tự nhiên. Bây giờ nhân có thi hứng, tôi làm thử một bài tức cảnh nữa, anh nghe xem thế nào nhé!

- Bẩm thế thì hân hạnh quá!

Quan nhìn chung quanh, trông thấy con chó, làm luôn bài thơ rằng:

Chẳng phải voi, chẳng phải trâu,
Ấy là con chó cắn gâu gâu.
Khi ngủ với nhau thì phải đứng,
Cả đời không ăn một miếng trầu.

Anh kia gật gù khen hay. Hai người mời nhau uống trà tàu, rồi anh kia cũng xin họa một bài:

Quanh quanh đằng đít lại đằng đầu,
Hễ thấy ai vào cắn gâu gâu
Ăn hết của thơm cùng của thối
Trăm năm chẳng được chén trà tàu.

Tệ
Có một thầy đồ hay trách vặt. Mộ hôm đang buổi học, có người đến xin phép thầy cho một học trò được nghỉ dở buổi học vì ở nhà có giỗ. Thầy liền cho em học trò ấy về ngay. Suốt ngày hôm ấy ai mời thầy đi đâu thầy cũng không đi. Thầy cầm chắc rằng, hôm nay sẽ được một bữa chén no nê, sao gia đình em học trò ấy lại không mời mình được!

Quái! Chờ đã hết ngày cũng không thấy ai đến mời. Tối đến ngoài trời mưa tầm tã, trong nhà thầy vẫn chong đèn, ngồi ngóng tin mời. Trời càng khuya, gió thổi càng lạnh, đợi mãi không thấy, thầy đồ phải tắt đèn đi ngủ. Tuy vậy, thầy vẫn không dám ngủ. Song đôi mắt của thầy đâu có theo ý muốn của thấy. Nó cứ ríu dần, ríu dần, thầy đồ đã ngủ mơ. Chợt có tiếng động rèm, thầy đồ giật mình thột dậy. Trong bụng tưởng như có cờ phất, thầy liền hỏi:

- Sao đến khuya thế con? Khuya thế?...

Mãi không có tiếng đáp lại. Thầy đồ thắp đèn lên xem, thì chẳng thấy ai cả, chỉ thầy một con chó lông ướt mẹp đang đứng cạnh rèm, cái đuôi ngoắt ngoắt, đôi mắt lấm lét nhìn chủ.

Thầy đồ bực quá, bụng bảo dạ: "Sáng mai phải cho thằng này bài học mới được! Ðồ tệ!".

Sáng hôm sau, lớp học vẫn tiến hành như thường lệ, học trò đến lớp đông đủ. Ðang buổi học nghĩa, em học trò nọ giở sách ra, chỉ vào chữ thứ nhất của hàng đầu, bài thầy mới viết, hỏi thầy:

- Thưa thầy chữ gì đây?

- Chữ "tệ".

Thầy cắt nghĩa luôn: "tệ là tệ". Em học trò không hiểu ý thầy nên vẫn điềm nhiên học: "tệ là tệ", "tệ là tệ". Hỏi sang chữ thứ hai, thầy vẫn bảo đó là "tệ" và cũng cắt nghĩa "tệ là tệ". Chữ thứ ba, thứ tư, thứ năm, thầy cũng bảo như vậy. Sang chữ thứ sáu, vừa nghe thầy nói đó cũng là chữ "tệ" xong, em học sinh ngơ ngác hỏi:

- Thưa thầy, tệ cả hàng phải không ạ?

Với giọng như ngậm roi trong miệng, thầy đáp:

- Phải, nhà mày tệ cả họ chứ không chỉ cả hàng đâu!!!

Đắp chăn
Một anh đi ở cho một lão nhà giàu, lão ta hẹn sau mười năm sẽ trả tiền công cho về mà làm ăn. Ðến kì hạn, lão nhà giàu muốn quịt, bèn đưa ra một cái chăn vừa ngắn vừa hẹp, bảo:

- Anh phải làm sao đắp cái chăn này cho vừa người tôi thì tôi trả tiền công cho, bằng không thì một là anh về, hai là ở thêm mười năm nữa, sau đó tôi trả công cả hai mươi năm cho anh luôn thể.

Nói xong, lão nhà giàu nằm thẳng chẳng ra giữa giường. Người lão rất dài, mà cái chăn thì rất ngắn, nên anh kia cố đắp mãi không xong, đắp được đằng đầu lại hụt mất đằng chân. Chợt nghĩ ra một mẹo, anh ta cầm chăn đắp từ trên đầu lão đắp xuống quá đầu gối, rồi lấy gậy vụt tới tấp vào hai ống chân lão. Lão đau quá co rụt ngay chân lại. Thế là cái chăn đắp lên người lão vừa khéo.

Đôi câu đối chọi
Thầy đồ thường dạy học trò đã đối thì phải đối cho chọi mới hay. Một hôm, thầy ra một vế đối: "Thần nông giáo dân nghệ ngũ cốc" (Thần nông dạy dân trồng ngũ cốc).

Tất cả học trò đang ngơ ngác chưa biết đối thế nào. Thì anh học trò nọ đã gãi đầu gãi tai:

- Thưa thầy, chữ "thần" con xin đối với chữ "thánh" có chọi không ạ?

Thầy nói:

- Ðược lắm!

Anh ta lại hỏi:

- Chữ "nông", con đối với "sâu", có chọi không ạ?

Thầy nói:

- Ðược lắm!

Anh ta lại hỏi tiếp:

- Chữ "giáo" đối với "gươm", "dân" đối với "vua" có chọi không ạ?

Thầy gật đầu:

- Ðược lắm, được lắm!

Anh ta lẩm nhẩm: "Nghệ" đối với "gừng", "ngũ" đối với "tam", "cốc" đối với "cò".
Cuối cùng anh ta xin đọc:

- Bây giờ con xin đối ạ! "Thần nông giáo dân nghệ ngũ cốc" con xin đối là: "Thánh sâu gươm vua gừng tam cò".

Mít nác gì
Một bác nọ ra tỉnh chơi. Trưa về, gặp thầy học của con mình, bác ta khẩn khoản mời thầy về nhà, để thết thầy một bữa. Bác ra sai bắt gà làm thịt rồi làm các món nhắm khác.

Bụng thầy đói meo, mà chủ nhà vẫn từ từ chuẩn bị bữa ăn cho thật tươm tất.

Bụng thầy càng cồn cào. Nhìn thấy quả mít trong gầm gường, miệng thầy thèm lắm. Chờ mãi, không thầy chủ nhà bưng mâm lên, thầy nói:

- Thôi bác ạ, phiền phức quá, bác để tôi về.

Chủ nhà sai con:

- Có nác mới (nước chè xanh mới nấu), lấy ấm rót, mời thầy uống con.

Cốt ý của gia chủ là muốn cầm chân thầy lại. Song thầy:

- Mít nác gì, để tôi về thôi bác ạ!

Lúc đó, bác ta mới nhớ là nhà mình có quả mít chín để ở gầm giường, liền sai con:

- À quên, lấy quả mít, bố mời thầy xơi đã con
Sợ sét bà
Xưa có một thầy đồ ngồi dạy học ở một nhà người đàn bà goá. Bữa nào ăn cơm, bà cũng chỉ cho thầy ăn vừa sét bát thì thôi.

Một hôm, trời mưa sấm sét dữ lắm. Người đàn bà sợ run cầm cập, còn thầy đồ thì thản nhiên như không.

Người đàn bà thấy vậy hỏi:

- Thầy không sợ sét ư?

Thầy đồ đáp:

- Tôi không sợ sét của trời, tôi chỉ sợ sét của bà thôi. Cứ mỗi ngày ba sét ba lượt thì tôi cũng chết đói mất.

Đậu phụ mắm tôm
Hai ông đồ rủ nhau vào hàng đánh chén. Nhìn vào đĩa đậu phụ trên mâm, một ông nói:

- Tôi ra một câu, ông đối được cho thông thì tôi chịu tiền cả, đối không thông thì ông chịu tiền cả.

Ông kia bằng lòng.

- Nướng đậu phụ cho cha ăn. Ðối đi!

Ông kia ngẫm nghĩ một lát, rồi đọc:

- Sắc ích mẫu cho mẹ uống. Ông trả tiền nhé!

Ông ra câu đối hơi hoảng. Nhưng rồi ông ta trấn tĩnh được thong thả nói:

- Ðối sát đấy. Phụ là cha đối với mẫu là mẹ, uống đối với ăn. Có điều thông thì chưa thông.

- Thông thế nào nữa?

- Ðậu phụ không có mắm tôm thì ăn vói gì? Ăn với ích mẫu được ư? Ðối thế này mới thông: Lấy mắm tôm cho mẹ chấm. Ông trả tiền chứ
Sĩ diện
Một anh đồ kiết đi tìm nơi dạy học. Ðường xa, người mệt, còn trong túi vài đồng, thầy vào quán ăn vài củ khoai cho đỡ đói. Thầy vừa ăn vừa uống nước ra vẻ ung dung lắm. Ăn hết củ thứ nhất, rồi củ thứ hai, thầy muốn chén củ nữa nhưng lại sợ hết mất tiền. Cái miệng vẫn thòm thèm. Nhân lúc cô hàng vào bếp, thầy vội vơ nắm khoai vắt lại bỏ vào mồm. Không ngờ, cô hàng quay ra, nhìn thấy. Thầy cố ra vẻ thản nhiên bảo:

- Ta ăn thêm vắt xôi đậu.

Cô hàng thừa hiểu, nhưng tảng lờ như không biết gì, bảo thầy:

- Vậy xin thầy giả tiền cả vắt xôi đậu.

Thầy bấm bụng đưa nốt đồng cuối cùng.
Nói sao cũng được
Ngày trước, có một người rất thích uống rượu, có rượu là uống không biết chán, cho nên sinh ra nghiện nặng. Một lần, anh ta đến kinh thành làm ăn, tình cờ gặp người quen. Oái oăm là người quen này rất keo kiệt.

Sau khi gặp người quen, anh nghiện rượu nêu ý kiến :

- Lâu lắm rồi chúng ta mới gặp nhau, hiện giờ tôi đang thèm chén rượu. Chúng ta về nhà anh chơi, có chén rượu cho tôi giải sầu thì hay quá.

Người quen nói :

- Nhà tôi ở cách đây xa lắm, chẳng nỡ để anh vất vả vậy.

Anh nghiện nói :

- Không sao, xa lắm cũng chỉ hai ba mươi lý chứ mấy.

Người quen nói :

- Nhà tôi chật chội không dám mời anh.

Anh nghiện rượu nói :

- Chẳng hề gì, chỉ cần rộng bằng cánh cửa mở là được.

Người quen nói :

- Tôi không chuẩn bị cốc chén uống rượu, nên không uống được.

Anh nghiện rượu nói ngay :

- Xem anh nói đến mức nào nào, bao năm chúng ta là tri kỷ, không có chén cũng chẳng sao, bê cả lọ tu cũng được.
Xin chịu
Có anh chàng kia, vốn ngốc đại là ngốc, mà lại phải đi làm rể nên trong bụng rất lo. Biết tính con, nên trước khi đi bố mẹ gọi vào dặn dò:

- Ở rể thì khó gì mà ngại. Chỉ cần bố vợ làm gì thì mình làm nấy, cho khỏi mất lòng ông là được.

Anh ta nghe nói vững dạ vội khăn gói đi sang nhà vợ. Hôm ấy cũng ngồi ăn cơm với bố vợ, thấy bố vợ gắp thịt, anh cũng gắp thịt; bố vợ chấm rau cũng chấm rau, bố bợ cầm đũa tay trái anh cũng đổi đũa sang tay trái. Bố vợ vô ý đánh vãi mấy hạt cơm ra chiếu, anh cũng bỏ mấy hạt cơm ra chỗ mình ngồi. Bố vợ đang ăn canh miến thấy thế không nhịn cười được, bật phì cười, nào ngờ bị sặc. Một sợi miếng lòng thòng thò ra ngoài lỗ mũi. Anh ta nhìn bố vợ, ngẩn người ra, rồi đứng dậy chắp tay vái dài:

- Thưa thầy, mấy trò khác thì con còn cố được, chứ trò này thì con xin chịu!
Sân quạ
Ở Phong Lưu, Cạnh Đền có một sân chim, mỗi lần người ta bắt hàng vạn con còng cọc, cò long bong, cò quắm, vạc, diệc mốc... chở ra chợ bán. Sau hậu đất tui thì có "sân quạ", chuyện mới lạ đời!

Số là mùa hạn năm đó, nắng khô hết đìa bàu. ao vũng xứ này. Trâu bò phải đi kiếm nước uống ở những cái giếng giữa đồng xa.

Tui có bầy trâu tất cả là tám con. Nhưng chiều bữa đó, chúng đi ăn về lại lạc mất con đực pháo. Sau đó mấy tháng lăng xăng chạy kiếm đủ chỗ, tui mới gặp nó đứng chổng khu uống nước ở một cái giếng trong đầu ngàn hậu đất.

Gần đi tới, tui thấy con đực pháo rùng mình lúc lắc, mặc dù bốn cái chân nó còn lún sâu dưới thềm đìa. Tới thêm chút nữa, tui thấy con trâu như nghe được tiếng động, nó cựa mình vùng lên. Gần lại nữa, tui thấy nó run run, giật giật. Lấy làm lạ, tui đi gần lại xem. Con trâu làm như hoảng hồn, lúc lắc nhổ bốn cái chân lên, nhưng bốn chân nó ngay đơ không làm sao nhúc nhích được. Con trâu lại cất tiếng kêu "ọa ọa". Rồi nó trân mình đứng dựng tại chỗ, run rẩy. Thấy đít con trâu lủng một lỗ, tui vội quơ nùi rơm nhét nó lại, rồi đưa tay với sợi dây định dẫn nó về. Nhưng con trâu cố giãy giụa, mà vẫn đứng tại chỗ. Cuối cùng tui phải về, kêu bả ra lôi tiếp con trâu về nhà.

Sau đó, tui với bả bàn mài dao xẻ con trâu. Nào ngờ phèo phổi, ruột gan, thịt thà bên trong con trâu đều bị lũ quạ khoét đít chui vô hồi nào mà ăn sạch trọi. Tui với bả bắt ra được ba trăm hai mươi sáu con quạ vừa lớn vừa nhỏ. Hông tin hả? Hỏi bả thử coi!

Cần gì phải trông
Ngày hội, một tên nhà giàu cưỡi ngựa, muốn vào chỗ đám hội, nhưng sợ ngựa đi hoặc ai dắt mất ngựa. Hắn đến chỗ một bé trai khoảng mười hai, mười ba tuổi, bảo bé trông ngựa, rồi sẽ cho tiền. Bé hỏi:

- Ngựa của ông có đá người không?

- Nó dữ lắm đấy, người lạ đến gần là nó đá đấy,

- Thế nó có hay bỏ trốn không?

- Không bao giờ !

- Vậy thì cần gì phải trông nữa!...

Đánh thế còn nhẹ
Có một anh nông dân về nhà ăn cơm trưa, thấy món rau xào hôm nay rất ngon, liền hỏi vợ:

- Rau xào hôm nay sao ngon thế?

Vợ đắc ý khoe:

- Hôm nay có hai người mua chung một miếng mỡ lợn, trên đường đi qua nhà mình đã mượn dao để chia, em đã rửa con dao dính mỡ lợn vào chảo, nên rau mới ngon như thế đấy!

Anh chồng nghe xong, tiện tay tát cho vợ một cái, mắng:

- Tại sao không rửa vào vại nước để mà ăn mấy ngày?

Vợ rất uất ức chạy sang bên cạnh mách tội của chồng với ông chú. Chú nghe xong quát tướng lên:

- Đánh thế hãy còn nhẹ, sao không rửa dao dưới ao, để chúng tao cũng được ăn?

Đố nhau
Mấy anh đố nhau. Anh thứ nhất nói:

- Càng đắp càng bé là gì?

Mọi người nghĩ mãi, rồi đành chịu. Anh này tự trả lời:

- Người ta đào ao, lấy đất đắp vào bờ bên trong. Càng đắp thì cái ao càng bé lại.

Anh thứ hai đố:

- Càng kéo càng ngắn là gì?

Mọi người cũng chịu cả. Anh ta giải thích:

- Là điếu thuốc lá. Cứ kéo một hơi là nó lại ngắn đi một chút.

Anh thứ ba hỏi:

- Thế càng vặn càng vẹo là gì?

Mọi người càng chịu, cho là anh ta chơi chữ. Anh này cười bảo:

- Đâu mà chơi chữ! Chỉ là hai người cùng giặt một cái chăn. Đến lúc vắt nước, mỗi người cầm một đầu chăn bằng hai tay thật chặt, vặn xoắn vào. Được một lúc thì cả hai đều vẹo mình đi, mỗi người về một phía.

Đến lượt anh thứ tư, anh này lửng khửng bảo:

- Càng to càng bé là gì?

Mọi người cười bò ra, phán đoán đủ kiểu. Anh ta chỉ lắc đầu, mãi sau mới nói:

- Con cua nó có hai càng. Một càng to, một càng bé.

=>Truyen Trang Quynh
Cồn Trạng Lột
Phía trước nhà Quỳnh là một cánh đồng sâu rộng vài chục mẫu. Thuở còn sống ở quê, hàng ngày muốn đi tắt sang làng bên hoặc vào lối xóm, Quỳnh phải vượt qua một chặng lầy tới mươi sải nước. Mùa mưa, mẹ con người kéo te bên hàng xóm có chiếc thúng nhỏ, thường chở giúp “ông Cống” qua chỗ lội, không lấy tiền.
- Thấm thoát mười năm trôi qua. Khi đã ra làm quan ở kinh đô và tiếng Trạng đã vang danh khắp nơi, một lần về thăm quê Quỳnh gặp lại bà hàng xóm kéo te. Bà phàn nàn:
- Ông Trạng ơi, tôi hiếm hoi chỉ có một đứa con trai. Cái thằng năm xưa vẫn chở thúng cho Ông qua chỗ lội ấy, nay sắp phải lo vợ cho nó mà một đồng một chữ không có. Tôi chẳng biết vay mượn ở đâu, ông có cách gì giúp mẹ con tôi với.
- Tiếng tăm Trạng lừng lẫy thật, nhưng làm quan thanh liêm như ông, thời buổi ấy nuôi miệng cũng đã khó.Thương người mẹ nghèo hiếm hoi, nhưng biết tìm cách gì để bà ta có tiền cưới vợ cho con bây giờ? Bỗng Quỳnh hỏi bà hàng xóm: Này mẹ con nhà bác lâu nay vẫn còn chở thúng đấy chứ?
- Thưa ông Trạng, không chở thì lấy gì mà ăn? Có điều khách ít lắm, ngày chỉ được mộ, hai chuyến góp vào tiền kéo te bán tép, may ra mới đủ đong gạo.
- Quỳnh ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: Thôi được, bác cứ về bỏ trầu xin cưới cho cháu đi. Tôi bấm độn đoán biết thế nào quãng đầu tháng sau mẹ con bác cũng kiếm được khoản tiền kha khá!
- Bà hàng xóm buồn bã nghĩ ông Trạng nói cho vui câu chuyện.
- Giữa cánh đồng nước sâu nổi lên một cồn đất cao. Mấy hôm nay người ta thấy trên đồn đất hiện lên một cái chòi lợp lá gồi hình tứ giác, nóc phất phới ngọn cờ xanh đuôi nheo. Chẳng rõ nguyên cớ từ đâu, người ta kháo nhau: Trạng Quỳnh ở kinh về thăm quê dựng lều thơ trên gò giữa đồng nước để xướng, họa liền trong ba ngày. Người nọ truyền người kia, những kẻ khá giả trong làng, trong xã rủ nhau đi xem.
- Những người đến đầu tiên thất vọng ngay. Họ ghé mắt vào trong chẳng thấy lầu thơ đâu cả, chỉ thấy một đống lù lù hình người trùm chăn kín mít. Phía vách bên trên dán tờ giấy điều có chữ: “Trạng đang lột… cha đứa nào nói với đứa nào!”
- Tự nhiên tốn tiền đò, mất công toi, bao nhiêu người bực mình ngán ngẩm. Toán người này về, vừa đặt chân lên cũng ngại câu chửi, chẳng ai buồn nói với ai, đã thấy toán khác, rồi toán khác nữa, lũ lượt kéo tới, tò mò ra. Người đi hỏi: Ở ngoài ấy có gì hay không?
- Người về đáp: Trạng lột… cha đứa nào nói với đứa nào!
- Kỳ lạ thật! Trạng lột… Lại cấm không ai được nói với ai. Thế thì chắc phải có cái gì bí mật lạ lung lắm!
- Thế là một đồn mười, mười đồn trăm… Buổi đầu, đồn xướng họa thơ, chỉ thu hút đám người hâm mộ chữ nghĩa. Nhưng buổi sau thêm tiếng đồn Trạng lột… thôi thì bất kể trẻ, già, trai, gái ai cũng muốn tận mắt được xem. Mẹ con người hàng xóm đông khách quá. Mẹ một thúng, con một thúng thu tiền đò đếm mỏi tay không xuể…
- Mấy hôm sau, Quỳnh đến bảo với người mẹ. Bây giờ chắc bác thừa tiền cưới dâu rồi. hãy bảo con trai bác đi dỡ cái “lều thơ” mang lá gồi và tre nứa về, nối them bếp mà làm cổ.
-Bấy giờ hai mẹ con và dân làng mới rõ mẹo của ông Trạng cứu người nghèo. Để tỏ long kính trọng, người ta gọi luôn cái cồn kia là cồn Trạng lột. Hiện nay vẫn còn di tích ở giữa cánh đồng sâu xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa.

Chọi gà
Tên cầm đầu thị thần và bọn hoạn quan trong phủ chúa rất ghét Quỳnh. Chúng bèn bàn nhau tìm cách hại Quỳnh. Chọi với Trạng thế nào nổi về mặt đối đáp nghĩa lý, văn chương, bọn chúng bày ra chọi gà. Chúng nuôi nhiều gà nòi nổi tiếng, có con ăn giải mấy năm liền, nức tiếng cả kinh kỳ, phố Hiến. Lúc đầu chúng đến gạ, Quỳnh từ chối. Sau thấy chúng nài nỉ năm lần, bảy lượt, Quỳnh chậc lưỡi: “Ừ thì chọi”. Bên kia mừng rơn, vội về phục thuốc, phục sâm cho gà đẫy lực trước khi ra sân đấu. Chúng còn dẻo miệng tán tỉnh mời được cả chúa nhận lời đến ngự tọa cuộc vui.
- Sới chọi mở giữa ban ngày vào một buổi sáng tại sân nhà Trạng. Không kể nhà chúa và lũ lâu la hầu cận, hôm ấy nhiều quan văn, quan võ trong triều, cùng dân chúng kinh thành nghe tiếng, chen chúc chật như nêm.
- Một hồi ba tiếng trống vừa dứt, cả hai đều tung gà ra sới. Gà của bọn quan thị, thoạt trông đủ biết là gà chiến lão luyện. Da nó trần trụi đỏ au, đôi mắt là hai hòn than lửa, mỏ thì quặp xuống, trông còn dễ sợ hơn mỏ đại bàng. Nó chưa rướn cổ, giang cánh, chỉ mới ướm cựa đặt những ngón chân xuống nền bằng mà bụi cát đã vẩn lên từng đám… Trong khi đó, trông đến gà của Trạng, ai cũng phải cười. Không những nó thiếu khí thế oai phong, ngay đến cốt cách bình thường của một con gà chọi cũng không có được. Nhìn kỹ, nó như loại gà sống thiến, nhưng ở đây, chưa có ai có thể bất ngờ tới điều đó. Biết đâu đấy “tâm ngẩm đá ngầm chết voi” thì sao?
- Hai “đấu thủ” gặp nhau ở vòng giao chiến thứ nhất. Người ta thấy gà của Trạng không thu thế gì, đập cánh phành phạch nhảy chồm ngay lên mổ vào đầu đối phương. Số đông khán giả vốn có cảm tình với Trạng ghét lũ nịnh thần quan hoạn, đã vỗ tay reo hò. Vừa ngay đấy, con gà thiện chiến kia ra miếng. Chỉ một loáng, nó xỉa cựa chân trái vỡ ức con gà của Trạng… Kẻ “chiến bại” rũ lông cánh nằm giẫy đành đạch… Trên chòi cao, chúa cả mừng cười khoái trá. Người đứng xem chán ngán bỏ về, còn bọn quan thị thì hò reo đắc thắng. Một tên đến trước mặt Trạng, nói khiêu khích:
- Thế mà có kẻ dám bảo gà của Trạng mấy lần chọi thắng gà của xứ Tàu. Té ra chỉ toàn đồn hão!
- Quỳnh làm bộ buồn phiền đáp lại: Vâng, các ông nói phải. Trước kia gà của tôi cũng cứng cựa, nhưng từ khi nó bị thiến nó mới đâm ra đổ đốn thế này.
- Bây giờ nhà chúa và lũ tay chân mới biết Trạng chơi xỏ, đem gà thiến ra chọi với gà chính cống. Thầy tớ chúa tôi bẽ mặt, nháy nhau rút quân cho nhanh. Trạng vẫn không tha, cứ lễ mễ ôm con gà chết, chạy theo đám quan gia, cờ, quạt… mà khóc:
- Khốn nạn thân mày , gà ơi! Mày đã bị thiến thì còn đua đòi làm gì? Tao đã bảo, mày không nghe, mày cứ ngứa nghề mà tranh chọi…Hu…hu… mày chết nhục nhã, hèn hạ cũng là đáng đời mày, chỉ thương tao tốn cơm, phí thóc, mất công toi nuôi mày, gà ơi là … con gà… bị thiến… kia ơi!
- Tiếng Trạng khóc gà “đuổi” tận vào cung cấm. Bọn quan lại đóng chặt mấy lần cửa, vẫn còn nghe văng vẳng câu chửi mỉa đau như hoạn.

Thết Chúa Đại Phong
Chúa Trịnh ngày nào cũng yến tiệc, ních đầy bụng những sơn hào, hải vị. Người ăn của ngon nhàm mồm đâm ra khó tính. Một hôm chúa khó ở, lưỡi se đắng, bụng ậm ạch. Nhân ngồi với Quỳnh, chúa phàn nàn:
- Ta ngẫm không còn thiếu thứ gì quý hiếm trên đời chưa thưởng thức. Quái lạ, thế mà vẫn chưa món nào làm ta thực sự cảm thấy ngon miệng. Điều đó là tại làm sao, Trạng nói ta hay?
- Quỳnh nói luôn: Thế chúa đã xơi món mầm đá bao giờ chưa?
- Chúa lấy làm lạ: Món mầm đá thế nào, chắc ngon lắm phải không?
- Quỳnh đáp: Tuyệt trần đời. Nhưng muốn ăn mầm đá phải kỳ công.
- Chúa liền nằng nặc: Sợ gì công phu! Miễn là được ăn ngon. Nhất là lúc này, người đang mệt mỏi, ta đang rất cần ăn biết ngon. Trạng hãy mau chóng cho làm móm mầm đá kia đi!
- Ít lâu sau, vào tờ mờ sang. Quỳnh viết thiếp cho gia nhân mời chúa đến nhà thết tiệc mầm đá.
- Chúa đến nhà Trạng ngay từ mới rạng sáng. Đến khi mặt trời đứng bóng, vẫn thấy Quỳnh bận rộn lụi hụi dưới bếp, thỉnh thoảnh chạy ra, chạy vào, mồ hôi nhể nhại, khăn tay vắt vai, tay áo xắn đến khuỷu…Chúa nghĩ thầm “Đúng là món mầm đá kỳ công thật, nên Trạng mới phải ra tay đốc thúc nhà bếp tất tưởi như thế kia!”
- Quá ngọ, sang mùi, bụng chúa bắt đầu cồn cào. Quỳnh vừa ló mặt, chúa chép miệng, trách: Sao “mầm đá” lâu chin thế? Biết vậy thế này ta chẳng nhận lời đến nhà Trạng hôm nay.
- Quỳnh lấy khăn tay thấm mồ hôi trán khải rằng: Thần muốn chúa ngon miệng nên mới dụng công ninh “mầm đá” thật công phu. Xin gắng đợi chút nữa, sắp chín rồi…
- Một chốc chúa lại giục, Quỳnh lại khẩn khoản thưa: “Gắng đợi thêm một chút mầm đá không kỹ lửa, không ninh nhừ khó tiêu…”
- Mặt trời xế bóng vẫn chưa thấy món mầm đá được dọn ra. Mùi cá khô, lẫn mùi khói bếp bên mấy nhà vào bữa cơm chiều, làm chúa “Nhức lỗ mũi”, ứa nước dãi. Chúa đành gọi Quỳnh lên , chúa ngồi lù đù hóp bụng lại, thú thật: Ta đói lắm rồi, không đợi được nữa. Mẩm đá để dành ăn sau cũng được. Bây giờ có thức gì dùng tạm, Trạng cứ cho mang lên!
- Quỳnh dạ một tiếng, vẻ miễn cưỡng rồi hét vọng xuống bếp: Cứ chất thêm củi vào nồi “mầm đá”! Hãy bưng cơm lên dâng chúa dùng cho qua loa đã chúng bay!
- Gia nhân dạ ran, rồi bê cái mâm lên. Bữa xoàng, có một phạng cơm với rau muống luộc, và một chiếc hũ sành.Chúa thấy ngoài chiếc hũ dán mảnh giấy hồng điều đề hai chữ “đại phong”. Chúa ăn cơm rau chấm nước “đại phong” ngon lành, chỉ một loáng lại đưa bát cho Trạng xới tiếp. Chúa nghĩ bụng, chắc món này cũng quý hiếm đặc biệt, nên thấy Trạng giữ gìn chiếc hũ cẩn thận. Có lần rau đã hết nước chấm, mãi mới thấy Trạng cẩn thận đỡ miệng hũ, múc thêm mấy muôi nhỏ “đại phong” nữa…
-
- Chúa ngắm nghía chiếc hũ lại nhìn Trạng. Này khanh, “đại phong” là món gì mà ngon lạ như vậy?
- Khải chúa, đây chỉ là món thường nhật của con nhà trong làng.
- Chúa không tin: Hai chữ “đại phong” là nghĩa thế nào?
- Quỳnh tủm tỉm cười: Nhà chúa nhìn được mặt chữ, tự giải lấy, khắc rõ.
- Chúa lẩm bẩm: Đại phong tức là gió lớn, phải không?
- Quỳnh gật đầu, hỏi tiếp: Vậy gió lớn thì làm sao?
- Chúa bối rối như học trò không thuộc bài, nhìn Trạng.
- Quỳnh giảng giải: Gió lớn ắt đổ chùa!
- Trạng lại tiếp, hỏi dần: Đổ chùa thì làm sao?
- Chúa càng ấp úng. Quỳnh nói: Đổ chùa thì sư, vãi bỏ chạy, xôi oẵn mất hết… Của ngọc thực rơi vãi hết thì ông bụt nào cũng phải lo… Tượng lo thì làm sao?
- Trạng hỏi, đáp, dồn dập, liên hồi. Chúa chỉ còn biết ngồi trơ ra như phỗng. Hồi lâu, Quỳnh mới chịu khẽ khàng cắt nghĩa: Đến trẻ con cũng biết đọc ngược thì “tượng lo” là “lọ tương”. Khải chúa, thứ tương đỗ này không cao sang đâu, chẳng qua chúa quên mất những miếng ngon lành ở làng xóm rồi. Nay thần bày cách ninh “mầm đá”, chẳng thể đun được nhừ, đợi đến bao giờ cũng không có thể ăn được. Chúa cứ ngồi cho bụng thật đói, miệng thật thèm, bấy giờ chỉ cần lấy lưng cơm với món “đại phong” xoàng xĩnh này, chúa thấy ngon miệng.
- Chúa Trịnh bừng tĩnh trước một sự thật ngay bên mình… Chúa đứng dậy, cảm ơn Trạng, ra về.

Thừa giấy vẽ voi
Trong lần thi hội, Cống Quỳnh không có ý định ứng thí, nhưng vì nể lời chúa Trịnh ép đi thi để lấyTrạng Nguyên, nên Quỳnh nhận lời.

Lúc vào trường thi, Quỳnh làm bài rất nhanh, xong sớm trước nhiều thí sinh khác. Lẽ ra Quỳnh đem nộp quyển, nhưng vì chẳng biết chuyện đỗ đạt, nên táy máy giở bài ra xem lại. Thấy có một đoạn giấy trắng bên dưới, Quỳnh liền chấm bút vẽ ngay một bầy voi, rồi tiện tay đề luôn bên cạnh mấy câu thơ ngẫu hứng:

Văn chương phú lục đã xong rồi,
Thừa giấy làm chi, chẳng vẽ voi,
Tớ có một điều xin bảo thật
Đứa nào cười tớ, nó ăn bòi.

Quỳnh làm như vậy là cố ý chọc tức quan chủ khảo, họ sẽ điên tiết lên khi đọc những dòng này và sẽ đánh hỏng Quỳnh với tội "phạm trường quy." Thật ra, Quỳnh đâu cần sự thăng quan tiến chức.

Lúc ấy, có viên giám thị đi theo dõi. Liếc thấy bài thơ tứ tuyệt ngạo mạn của Quỳnh, bèn chạy đi báo với quan giám khảo. Quan sơ khảo và quan phúc giám khảo rón rén đến dòm thử, thì quả đúng như vậy. Quỳnh biết các hành động của ban giám khảo, nhưng cứ tảng lờ coi như không. Đợi đến lúc các quan trường xúm lại đông đảo, Quỳnh mới đưa bút viết tiếp hai câu thơ nữa vịnh bức tranh voi vừa vẽ:

Voi mẹ, voi con, voi lúc nhúc
Chú sơ, chú phúc, rúc mà coi.

Đám quan viên lúc này cảm thấy sượng sùng nên bấm nhau rút lẹ. Đứng lâu ở đó e không khéo lại bị Quỳnh chơi khăm, mất mặt nữa.





Ông nọ bà kia
Quỳnh có mấy người tấp tểnh công danh nay cậy mai cục nhờ Quỳnh gây dựng cho, may ra được tí phẩm hàm để khoe với làng nước. Một hôm, Quỳmh ở kinh đô về, sai người mời mấy anh ấy lại bảo:

- Giờ có dịp may, nào các anh có muốn làm ông nọ bà kia thì nói ngay.

Thấy Quỳnh ngỏ lời thế, anh nào cũng như mở cờ trong bụng, tranh nhau nhận trước.

Quỳnh bảo:

- Được các anh về nhà thu xếp khăn gói, rồi lại đây uống rượu mừng với ta, mai theo ta ra kinh đô sớm.

Anh nào anh nấy lật đật về nhà, vênh váo, đắc chí lắm, có anh về đến cổng, thấy vợ đang làm lụng lam lũ liền bảo vợ:

- Ít nữa làm nên ông nọ bà kia, không được lam lũ thế mà người ta chê cười cho.

Vợ hỏi:

- Bao giờ làm quan mà khoe váng lên thế?

- Nay mai thôi, sắp sửa khăn gói để mai đi sớm!
Nói xong, lại nhà Quỳnh đánh chén. Anh nào anh nấy uống say tít rồi mỗi anh nằm một xó. Đến khuya, Quỳnh sai người đem võng, võng anh nọ về nhà anh kia, anh kia về nhà anh nọ, nói dối rằng: Say rượu ngộ cảm phải bôi dầu xoa thuốc ngay không thì oan gia!

Các "Bà lớn" đang mơ màng trong giấc mộng, thấy người gõ cửa mà nói những chuyện giật mình như thế, mắt nhắm mắt mở, tưởng là chồng, ôm xốc ngay vào nhà, không kịp châm đèn đom đóm, rồi nào bôi vôi, nào xoa dầu, miệng lẩm bẩm: "Rượu đâu mà rượu khốn, rượu khổ thế! Ngày mai lên đường mà bây giờ còn sai như thế này! Nhờ phúc ấm có làm được ông nọ bà kia thì cũng lại phiền tôi thôi!"

Xoa bóp cho đến sáng, nhìn thì hóa ra anh láng giềng, các bà ngẩn người mà các anh đàn ông kia lại càng thẹn, vội cuối gằm mặt xuống cút thẳng. Về đến nhà, thấy vợ mình cũng đang đỏ mặt tía tai lại nói ngay:

- Ai ngờ nó xỏ thế. Tưởng ông nọ bà kia là thế nào. Thôi từ nay cạch đến già!




Người gửi : truyen trang


Lỡm quan thị
Có một ông quan thị đại nịnh thần, được chúa Trịnh yêu lắm. Ông ta thường đến chơi nhà Quỳnh, thấy sách thì cũng mượn xem, mà ít khi trả. Quỳnh ghét cay ghét đắng, định chơi xỏ một trận cho chừa. Quỳnh bèn lấy giấy trắng đóng thành quyển sách để sẵn. Một hôm. Thấy bóng quan thị đằng xa, Quỳnh giả vờ cầm sách xem, đợi khi ông ta đến nơi thì giấu đi. Quan thị thấy Quỳnh giấu, ngỡ là sách lạ, đòi xem, Quỳnh bảo:
- Sách nhảm có gì mà xem.
Quan thị năn nỉ mãi cũng không được, về tâu với chúa. Chúa đòi Quỳnh sang hỏi, Quỳnh đoán chắc là đòi về chuyện quyển sách, mới lấy bút viết mấy câu vào sách bỏ vào tráp khoá lại, rồi sang hầu. Quả nhiên như thế. Quỳnh tâu:
- Không có sách gì lạ, chắc thị thần tâu man với Chúa đó.
Chúa thấy Quỳnh chối, lại càng tin là Quỳnh có sách lạ, bắt phải đem trình. Quỳnh sai người về đem tráp sang, mở ra, chỉ thấy có một quyển sách mỏng, Quỳnh rụt rè không dám đưa. Chúa bảo:
- Cứ đưa ra. Chúa mở ra xem chỉ thấy có mấy câu:
- "Chúa vị thị thần viết: Vi cốt tứ dịch, vi cốt tứ dịch. Thị thần quy nhị tấu viết: Thần phùng chỉ phát, thần phùng chỉ phát".
Chúa ngẫm nghĩ đi lại không biết nghĩa ra làm sao, bảo Quỳnh cắt nghĩa thì Quỳnh rụt rè tâu:
- Sách ấy là sách nhảm nhí của tiểu thần chỉ xem khi buồn, sợ cắt nghĩa ra, rác tai chúa!
Chúa nhất định không nghe, bắt Quỳnh cắt nghĩa cho được.
Quỳnh vâng lệnh tâu với chúa, câu ấy nghĩa là: " Chúa hỏi thị thần rằng:
Làm xương cho sáo, làm xương cho sáo, thì thần quỳ mà tâu rằng: Tôi may ngón tóc, tôi may ngón tóc"
Quỳnh cắt nghĩa, nhưng chúa cũng chưa hiểu ra lại hỏi:
- Đã đành nghĩa đen là thế, nhưng mà ý tứ thế nào?
Quỳnh tủm tỉm không dám nói. Chúa và quan thị đứng hầu bên càng gặng hỏi.
Quỳnh mới tâu:
- Xin chúa đọc đảo ngược lại thì ra nghĩa, nhưng mà tục lắm. Bấy giờ chúa với quan thị mới biết Quỳnh lõm, bảo Quỳnh mang sách về.
Quỳnh ra, quan thị chạy theo trách Quỳnh nhạo cả chúa, thực là vô phụ, vô quân. Quỳnh đáp lại:
- Ngài nói tôi vô phụ, vô quân thì bọn thập trường thị đời Hậu Hán là gì? Tôi đã giấu mà ngài cứ nịnh để đòi ra cho được thì lỗi tại ai?
Quan thị tịt mất.





Đá gà với quan thị
Bọn quan thị, nơi phủ chúa "Gà" thật không có mà lại cứ hay đá gà. Chúng bỏ ra nhiều tiền, lùng cho được những con gà hay đem về nuôi rồi đem ra đá độ với nhau. Nghe nói Quỳnh chọi gà với sứ Tàu thắng, họ liền mang gà đến nhà Quỳnh, đá thử một vài cựa chơi. Quỳnh vốn ghét bọn quan thị, từ chối nói là không có gà, nhưng họ nhiễu mãi, phải ừ và hẹn đến mai đi bắt gà về chọi.

Bên láng giềng có một con gà trống thiến, Quỳnh liền qua mượn mang về.

Sáng sớm, mở mắt dậy, đã thấy quan thị đem gà lại rồi. Quỳnh sai bắt gà trống thiến đem ra chọi. Tất nhiên, vừa so cựa được một vài nước, thì gà quan thị đá cho gà trống thiến một cựa lăn cổ ra chết ngay còn gà bọn hoạn quan thì vỗ cánh phành phạch lấy uy, gáy vang cả sân nhà. Bọn chúng khoái chí vỗ tay reo:

- Thế mà đồn rằng gà của Trạng hay, chọi được gà Tàu, giờ mới biết đồn láo cả!

Quỳnh chẳng cãi lại, chỉ ôm gà trống thiến mà rằng:

- Các ngài nói phải, trước con gà này đá hay lắm, nhưng từ khi tôi thiến nó đi, thì nó đốn đời ra thế!

Rồi ôm gà mà than thở: "Khốn nạn thân mầy, gà ôi! Tao đã bảo phận mày không dái thì chịu trước đi cho thoát đời, lại còn ngứa nghề là gì cho đến nỗi thế này! Thôi mày chết cũng đáng đời, còn ai thường nữa, gà ôi!".

Các quan thị nghe thế, xấu hổ, ôm gà cút thẳng.





Mừng chúa thắng trận
Chúa Trịnh sau khi tuần du một vùng biên ải miền tây, trở về kinh sư huênh hoang khoe rằng "Quân nó" vừa thua to, và bị quân nhà chúa nửa đ êm bất thần phá lũy đánh tốc vào... Phụ họa với nhà chúa, bọn quan nội và lũ nịnh thần đua nhau dâng biểu chúc tụng. Nhân cơ hội này, Quỳnh cũng làm một bài thơ gửi mừng chúa. Thơ rằng:

Nửa đêm giờ tí trống canh ba
Thoắt tiến lên thành phá lũy ra
Một tướng thẳng vào trong cửa hiểm
Hai quân đứng núp chực bên hà
Quân ta đổ lộn cùng quân nó
Nước nó giao hoà với nước ta
Đánh đoạn rút về lau khí giới
Tìm nơi vũ khố để can qua.

Nghe nói mới đọc qua lần đầu, chúa đắc ý. Nhưng xem kỹ lại, ngẫm nghĩ, nhà chúa bỗng nhăn mặt nói với thị thần: "Trạng lại dùng "Cái ấy" để lõm ta rồi, thế mà tụi bây không đánh hơi thấy à? ".





Tiền múa chúa cười
Lại một lần Qùynh vào yết đền, thấy chúa có nhiều tiền, trông sướng mắt, định vay. Quỳnh khấn:

- Em độ này túng lắm, chị có tiền để không, xin cho em vay để em buôn bán, kiếm ít lời.

Nói rồi, khấn đài âm dương: "Sấp thì chia tư, chị cho em vay một phần, ngửa thì chia ba, chị cho một phần, chị mà thuận cho một nửa thì xin nhất âm nhất dương." Thấy đằng nào Quỳnh cũng vay được, mà ý Chúa thì không muốn cho vay, vì biết được là cho vay, Quỳnh sẽ không trả, liền cứ làm cho hai đồng tiền quay tít, chẳng sấp mà cũng chẳng ngửa. Quỳnh thất thế vỗ tay reo:

- Tiền múa Chúa cười, thế là chị bằng lòng cho em vay cả rồi!

Nói xong, vác hết cả tiền về.



Trả nợ anh lái đò
Quỳnh đi đò ngang thường chịu tiền, lâu quá hóa nhiều, không trả được. Lúc anh lái đò đến đòi, Quỳnh bảo:

- Ừ đợi đấy, mai ta trả.

Rồi mua tre nứa, lá gồi làm một cái nhà bè ở giữa sông, trong đề một câu: Ð... mẹ thằng nào bảo thằng nào! Và phao ầm lên rằng đó là lầu yết thơ của Trạng. Thấy nói thơ Trạng, thiên hạ nô nức kéo nhau đi xem. Ði đò ra đến nơi, thấy độc một câu như thế, chán quá liền đi đò về. Người khác gặp hỏi thì chỉ trả lời: "Ra mà xem!" Thế là thiên hạ càng thấy lạ, càng xô nhau ra xem. Anh lái đò chở hết chuyến nọ đến chuyến kia không kịp, trong ba bốn ngày, được không biết bao nhiêu tiền. Ðược mấy hôm, Quỳnh dỡ nhà bè, bán lại cho anh lái đò. Anh lái đò trừ nợ. Quỳnh mắng:

- Anh còn nợ ta thì có, ai làm cho anh mấy hôm chở được bấy nhiêu tiền?

Anh lái đò mới nhận ra, liền cám ơn Quỳnh rồi rít và xin trả đủ tiền

Câu đố
Một hôm, nhà có giỗ, làm thịt lợn mời khách khứa đông lắm. Thấy Quỳnh hay nghịch, ai cũng chòng ghẹo chơi. Ðương lúc Quỳnh xem làm thịt lợn, có một ông Tú tên lá Cát thường tự phụ hay chữ chạy đến béo tai, bảo:

- Tao ra một câu đối, đối được tao tha cho: " Lợn cấn ăn cám tốn"

Quỳnh đối ngay:

- "Chó khôn chớ cắn càn"

Ông Tú lại ra một câu nữa, câu này có ý tự phụ mình là ông Tú:

- Trời sinh ông Tú Cát

Quỳnh lại đối:

- Ðất nứt con bọ hung

Ông Tú phải lỡm, tịt mất. Mọi người cười ầm cả lên.


Trả ơn chúa Liễu
Gặp khoa thi, Quỳnh ra ứng thi. Ðường đi qua đền Sông, Quỳnh vào yết Chúa, xin Chúa phù hộ cho, đỗ thì xin trả lễ. Quỳnh ra thi, quả nhiên đỗ thật. Vinh qui về, Quỳnh mua một con bò mẹ, một con bò con, đem đến lễ, Quỳnh quỳ xuống lạy, rồi dắt con bò mẹ đến buộc vào tay ngai mà khấn rằng:

- Chúa có lòng thương phù hộ cho Quỳnh được đỗ, nay gọi là có một con bò để trả lễ. Xin Chúa nhận cho. Chúa là chị, xin lễ con lớn, còn con nhỏ, em xin đem về khao dân.

Nói rồi, dắt con bò về. Con bò mẹ thấy dắt mất con đi, lồng lên chạy theo, làm ngai Chúa đổ lổng chổng, long gẫy cả. Quỳnh cười nói:

- Chị thương em nghèo, trả không lấy, thì em xin đem về vậy.

Nói rồi dắt cả hai mẹ con bò về.





Dê đực chửa
Quan tư thiên xem thiên văn, thấy về địa phận tỉnh Thanh có một ngôi sao sáng, chắc ở đấy có người tài, nhưng không biết làng nào, mới tâu vua. Vua giao cho đinh thần xét. Có một vị tâu:

- Xin tư cho tỉnh thần Thanh Hoá sức mỗi làng phải tiến một con dê đực chửa, hạn một tháng, không có thì trị tội.

Trát về đến làng, các cụ kỳ lão lo sốt vó, nhất là ông thân sinh ra Quỳnh lại càng sợ, ông ta là huynh thứ trong làng, tất phải tội trước. Ông ta về, phàn nàn nhà vua đòi những chuyện oái oăm. Quỳnh thấy bố buồn rầu mới hỏi:

- Hôm nay thầy có việc gì mà không được vui?

Ông bố đương bực mình liền mắng:

- Việc làng, việc nước, trẻ con biết gì mà hỏi?

Quỳnh nhất định hỏi cho ra, ông bố phải kể thực cho nghe. Quỳnh nghe xong, thưa:

- Con tưởng việc gì, chứ việc ấy thì thầy không phải lo! Nhà vua bắt mua một con, chứ bắt mua mười con cũng có. Xin thầy cứ ra nhận lời với làng, chồng cho con trăm quan tiền để con đi mua. Không thì mình chịu tội cho cả làng.

Ông bố thấy con nói thế, lạ lắm, nhưng nghĩ bụng: "Ta thử nghe trẻ con xem sao!" mới đánh liều ra nhận với làng, làm tờ cam đoan, đem tiền về bảo con đi mua. Sáng sớm, hai bố con khăn gói, cơm nắm, vác chục quan tiền ra Thăng Long mua dê. Ðến nơi, Quỳnh nói với bố hỏi dò xem hôm nào vua ngự chơi phố. Hôm đó, Quỳnh dậy thật sớm, lén xuống dưới cổng cửa Ðông nằm chực. Ðợi đến quá ngọ, nghe tiếng xe ngựa quan quân đi xình xịch trên cổng, Quỳnh liền khóc oà lên. Vừa lúc xa giá đi qua, vua nghe tiếng trẻ khóc mà không thấy người, sai lính đi tìm, lôi được Quỳnh ở dưới cống lên. Vua hỏi:

- Sao mày lại chui xuống cống?

Quỳnh giả vờ không biết là vua, nói:

- Thưa ông, tôi thấy xe ngựa đông, sợ chết chẹt nên tránh xuống cống.

- Thế tại sao khóc?

- Thưa ông, mẹ tôi chết đã ba năm nay mà mãi không thấy bố tôi đẻ để có em mà ẵm nên tôi khóc!

- Thằng này mới dở hơi chứ! Làm gì có đàn ông đẻ bao giờ.

- Thưa ông, mới rồi tôi thấy các cụ làng tôi rủ nhau đi mua dê đực chửa để tiến vua. Dê đực chửa được thì chắc bố tôi cũng đẻ được.

Vua và các quan đi hộ giá đều bật cười, biết đứa bé này có tài, ứng vào ngôi sao sáng, liền thưởng tiền và tha cho dân làng không phải cống dê đực chửa nữa.





Dòm nhà quan Bảng
Ðồn rằng Quỳnh sinh cùng thời với Thị Ðiểm. Quan Bảng sinh ra thị Ðiểm, dạy học trò đông lắm. Quỳnh ngày ngày giả vờ đến xem bình văn, để ngấp nghé cô Ðiểm. Học trò biết ý, vào thưa với quan Bảng, ngài bắt vào hỏi. Quỳnh thưa:

- Tôi là học trò, thấy trường quan lớn bình văn, tôi đến nghe trộm.

Quan Bảng nói:

- Ta biết hết rồi, anh đừng giả danh học trò mà bắt chước tuồng chim chuột. Có phải học trò thì ta ra cho một câu đối, không đối được thì đánh đòn!

Quỳnh vâng. Quan Bảng ra một câu:

- Thằng quỷ ôm cái dấu, đứng cửa khôi nguyên.

Quỳnh ứng khẩu đối ngay:

- Con mộc dựa cây bàng, dòm nhà bảng Nhãn.

Quan Bảng thấy Quỳnh xuất khẩu thành chương có bụng yêu, giữ Quỳnh lại nuôi ăn học. Quỳnh học tấn tới lắm, kỳ nào văn cũng được đọc. Từ ngày trường quan Bảng có Quỳnh, bao nhiêu học trò danh sĩ đều phải nhận Quỳnh tài giỏi hơn cả. Quan Bảng thấy Quỳnh học giỏi, có ý muốn gả cô Ðiểm cho, mà cô Ðiểm nghe cũng thuận. Quỳnh biết rằng cô Ðiểm vào tay mình rồi, thoả được ước nguyền, song tính tinh nghịch, cứ đùa cợt luôn. Cô Ðiểm đứng đắn, thùy mị không ưa chớt nhả, Quỳnh lại càng ghẹo dai.





Nhặt bã trầu
Một ông quan vào quán ngồi bệ vệ lắm, Quỳnh giả làm học trò xác, mon men đến đứng bên, hễ thấy quan ăn miếng trầu nào nhả bã ra thì lại cúi xuống nhặt. Quan hỏi:

- Mày là ai?

- Bẩm, tôi là học trò.

- Học trò sao lại lẩn thẩn thế?

- Bẩm, chúng tôi thấy phương ngôn thường nói: "Miệng kẻ sang có gang có thép!", chúng tôi nhặt xem gang thép như thế nào.

Quan thấy Quỳnh có ý xược, ra oai thét:

- Ðã xưng là học trò, thì phải đối ngay câu phương ngôn ấy đi, đối được thì tha cho, không sẽ đánh đòn!

Quỳnh rụt tè thưa:

- Bẩm quan khó lắm!

Quan lại quở:

- Khó thì khó cũng phải đối!

- Bẩm quan con xin đối.

- Nói mau!

Quỳnh mới đọc:

- Ðồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm.

Quan ngồi lặng đi rồi đỏ mặt nói:

- Ừ đối cũng chỉnh, nhưng mà xấc lắm





Ăn trộm mèo
Nhà vua có một con mèo quý lắm, xích bằng xích vàng và cho ăn những đồ mỹ vị.
Quỳnh vào chầu, trông thấy, bắt trộm về, cất xích vàng đi mà buộc xích sắt, nhốt một chỗ, đến bữa thì để hai bát cơm, một bát thịt cá, một bát rau nấu đầu tôm. Mèo ta quen ăn miếng ngon chạy đến bát cơm thịt cá chực ăn. Quỳnh cầm sẵn roi, hễ ăn thì đánh. Mèo đói quá, phải ăn bát rau nấu đầu tôm. Như thế, được hơn nửa tháng, dạy đã vào khuôn, mới thả ra.
Vua mất mèo, tiếc quá, cho người đi tìm, thấy nhà Quỳnh có một con giống hệt, bắt Quỳnh đem mèo vào chầu. Vua xem mèo, hỏi:

- Sao nó giống mèo của trẫm thế? Hay khanh thấy mèo của trẫm đẹp bắt đem về, nói cho thật!

- Tâu bệ hạ, bệ hạ nghi cho hạ thần bắt trộm, thật là oan, xin bệ hạ đem ra thử thì biết.

- Thử thế nào? Nói cho trẫm nghe.

- Muôn tâu bệ hạ, bệ hạ phú quý thì mèo ăn thị ăn cá, còn hạ thần nghèo túng thì mèo ăn cơm với đầu tôm, rau luộc. Bây giờ để hai bát cơm ấy, xem nó ăn bát nào thì biết ngay.

Vua sai đem ra thử. Con mèo chạy thẳng đến bát cơm rau, ăn sạch. Quỳnh nói:

- Xin bệ hạ lượng cho, người ta phú quý thì ăn cao lương mỹ vị, bần tiện thì cơm hẩm rau dưa. Mèo cũng vậy, phải theo chủ.

Rồi lạy tạ đem mèo về.




Bà Chúa mắc lỡm
Một bà Chúa có nhan sắc mà tính kiêu ngạo, đi ra chơi phố phường thấy ai trái ý là sai lính bắt đánh liền. Quỳnh lững thững đi chơi, gặp kiệu Chúa. Gần đấy có cái ao bèo. Quỳnh vội vàng chạy xuống cầu ao đứng đá nước chơi. Chúa biết Quỳnh, thấy chơi lẩn thẩn như thế mới hỏi:

- Ông làm gì đó?

Quỳnh ngẩng lên thưa:

- Tôi ở nhà buồn quá, ra ao đá bèo chơi!

Chúa đỏ mặt tía tai, bỏ đi.





Chúa ngủ ngày
Một buổi trưa, Quỳnh vào hầu Chúa, không thấy Chúa ở cung, hỏi thị vệ, thì ra Chúa đương giấc. Quỳnh không được tiếp, sẵn bút nghiên, đề ngay hai chữ vào tường rồi giở ra về.

Lúc Chúa dậy ra công đường, thấy ở tường có hai chữ "ngọa sơn" nét mực hãy còn ướt, không biết ai đề và cũng không biết nghĩa làm sao, hỏi thị vệ mới hay Quỳnh đề. Đến buổi hầu chiều, đông đủ các quan, Chúa hỏi, không ai tán được, phải triệu Quỳnh đến.
Quỳnh đến, Chủa hỏi . Quỳnh thưa:
- Hai chữ ấy có nghĩa gì sâu sắc đâu, hạ thần cứ lấy nghĩa đen mà viết, không dám có ý tứ gì hiểm hóc cả.
- Cứ cắt nghĩa cho ta nghe, không hề chi mà ngại.
Quỳnh ngập ngừng mãi, mới nói:
- Chữ "ngọa" nghĩa là "nằm", "nằm" hẳn khong ai nằm không, tất phải ngáy, chữ "sơn" nghĩa là "núi", "núi" ắt phải có đèo, vậy hợp hai chữ làm một thì nghĩa là "ngáy đèo".
Cả triều thần ai cũng cười. Chúa cũng bật cười. Tan hầu, các quan trách Quỳnh:
- May mà Chúa rộng lượng, chứ không thì hôm nay ông mất đầu!
Quỳnh cười không nói gì.


Câm điếc
Nổi tiếng là người thông thái, hiểu rộng, biết nhiều, nhưng Quỳnh ngán chuyện cử nghiệp. Mỗi lần triều đình mở khoa thi, nhiều người giục chàng lều chõng ứng thí, chàng đều gạt phăng nói sang chuyện khác.

Lần ấy, vì nể ý thầy học, lời khuyên của bạn bè dân làng, Quỳnh đành đi thi cho phải phép. Năm đó, nhà chúa mừng sinh được con trai, các quan trường bèn nảy ra ý nịnh hót chúa, bàn nhau ra đề thì nói về điềm lành của đất nước. Đoán được ý ấy, Quỳnh nghĩ ra cách làm một bài văn phải hàm được hai nghĩa: bề ngoài, đọc lên nghe như lời ca ngợi công đức của Chúa và sự an vui của mọi người, nhưng ẩn ý của nó lại là một sự phủ định. Trong bài văn ấy có hai câu khái quát hiện trạng đất nước như sau:

"Quan tắc cổ, dân tắc cổ, đái hàm quan Nghiêu Thuấn chi dân" (Nghĩa là: Quan cũng theo phép xưa, dân cũng theo phép xưa, đội ơn quan, dân được sống đời Nghiêu Thuấn) và đối lại:

"Thượng ung tai, hạ ung tai, ỷ đầu lai Đường Ngu chi đức" (nghĩa là: Trên cũng vui thay, dưới cũng vui thay, dựa vào đám đầu lại có đức độ thời Đường Ngu)

Mới nghe đọc lần đầu, chúa Trịnh đã khen: Hay quá! Xứng đáng cho giải nhất! Quan chủ khảo liền đứng lên tâu với Chúa:

- Khải chúa! Trong hai câu ấy, thần thấy có cái ẩn ý không thuận.

- Quan thật đa nghi quá. Ca tụng công đức của chúa như vậy mà còn gì không thuận?

- Khải chúa, cứ theo cái nghĩa chữ Hán thì hai câu ấy đúng là hay thật, nhưng Quỳnh là loại thâm nho, từng đã dùng chữ nghĩa chơi khâm nhiều người, và chắc hắn không bao giờ bằng lòng thứ văn chương một nghĩa. Theo sự hiểu biết cạn hẹp của thần, thì hai câu ấy xướng theo nghĩa đồng âm trực tiếp nghe ra ngại lắm, không dám đọc lên để chúa thưởng lãm.

- Ta cho phép, quan cứ nói.

- Khải chúa, nếu vậy thì thần xin thưa. Hai câu ấy có dụng ý phỉ báng, táo tợn. Nếu đọc theo kiểu nôm thì rõ là câu chửi tục.

- Chửi tục không sao, nhà ngươi cứ trình bày ta nghe thử!

- Vậy thần xin mạo muội thưa: "Quan tắc cổ, dân tắc cổ" có nghĩa là "trên cũng câm, dưới cũng câm," thưa tắc cổ là câm không dám nói đấy ạ! Còn "đái hàm quan Ngiêu Thuấn chi dân" tức là "đái vào hàm bọn quan dám bảo rằng dân chúng đang sống dưới thời Nghiêu Thuấn".

- Nếu quả vậy thì Quỳnh láo thật!

- Khải chúa, chưa hết đâu. Câu sau này còn hàm ý báng bổ tệ hại hơn. "Thượng ung tai, hạ ung tai" có nghĩa là "đứa trên thối tai, đứa dưới cũng thối tai", là cả trên dưới, ai ai cũng là một lũ điếc đấy ạ. Vì điếc hết nên không biết rằng "ỷ đâu lai Đường ngu chi sĩ" nghĩa là "ỉa vào đầu lũ nha dám bảo rằng kẻ sĩ đang mở mặt giữa đời Đường Ngu".

Quỳnh lần ấy bị đánh hỏng nhưng lại có cơ hội đả kích vào thói xu nịnh của đám quan trường và "chọc" nhà chúa một trận nên thân, còn mình thì vẫn giữ tròn khí tiết



Trạng chết Chúa cũng băng hà
Từ ngày ấy Chúa có bụng ghét Quỳnh. Được mươi hôm, Chúa đòi Quỳnh vào thị yến, định đánh thuốc độc cho chết. Quỳnh biết Chúa căm về mấy chuyện trước, lần này đòi vào thị yến chắc là có chuyện. Lúc đi dặn vợ con rằng:

- Hôm nay ta vào hầu yến Chúa, lành ít, dữ nhiều. Ta có mệnh hệ nào, thì không được phát tang ngay, cứ phải để ta vào võng, cắt hai đứa quạt hầu, rồi gọi nhà trò về hát, đợi bao giờ phủ Chúa phát tang thì ở ngoài hãy phát tang.
Dặn xong, lên võng đi.
Quỳnh vào đến cung, đã thấy Chúa ngồi đấy rồi. Chúa bảo:
- Lâu nay không thấy mặt, lòng ta khát khao lắm. Vừa rồi, có người tiến hải vị, ta nhớ đến ngươi, đòi vào ăn yến, ngươi không được từ.
Quỳnh biết Chúa thù về cây cải hôm nọ, không ăn không được. Vừa nếm một miếng thì Chúa hỏi:
- Bao giờ Quỳnh chết?
Quỳnh thưa:
- Bao giờ Chúa băng hà thì Quỳnh cũng chết.
Ăn xong, Quỳnh thấy trong người khang khác, cáo xin về. Vừa về đến nhà thì tắt hơi. Vợ con cứ theo lời Quỳnh dặn mà làm. Chúa sai người dò xem Quỳnh có việc gì không, thấy Quỳnh đương nằm võng nghe nhà trò hát, mà người nhà thì đi lại vui vẻ như thường, về tâu với Chúa. Chúa liền đòi đầu bếp lên hỏi xem đánh thuốc thế nào mà Quỳnh không việc gì.
Chúa ăn thử, được một chốc thì Chúa lăn ra chết.
Nhà Quỳnh nghe thấy trong dinh Chúa phát tang, thì ở nhà cũng phát tang. Chúa và Trạng đưa ma một ngày. Thế mới biết Quỳnh chết đến cổ còn lừa được Chúa mới nghe.


=>Trang sau